10 lỗi thường gặp trong cách chăm sóc hoa lan hồ điệp
Với những người mới chơi lan thì cách chăm sóc hoa lan hồ điệp không phải là chuyện dễ. Một số người không nắm rõ yêu cầu về điều kiện sống của cây lan hồ điệp. Vì thế họ thường mắc phải những sai lầm dưới đây.
Giá thể không được xử lý cẩn thận trước khi trồng lan hồ điệp
Đối với cây lan hồ điệp thì lựa chọn chất trồng phù hợp và xử lý chúng là rất quan trọng. Tuy nhiên một số người thường mắc lỗi không xử lý giá thể một cách cẩn thận trước khi trồng hoặc ghép cây. Điều này dẫn đến việc tồn tại mầm bệnh, nấm, vi khuẩn và các loại côn trùng có hại trong giá thể. Nếu bạn không xử lý một cách triệt để thì khi cây lan mọc và bám rễ vào giá thể, chúng sẽ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây hại cho lan. Chẳng hạn như ốc sên trong giá thể có thể phá hoại mầm và rễ của cây lan.
Dùng vật liệu bằng kim loại để ghép lan hồ điệp
Các loại vật liệu bằng kim loại như dây thép, đinh ghim có ưu điểm là dễ buộc, gọn gàng và chắc chắn. Tuy nhiên cây lan hồ điệp lại rất kỵ những vật liệu này. Khi sử dụng, chúng dễ dàng bị han gỉ do tiếp xúc với nước và không khí. Rễ cây lan hồ điệp khi vươn tới những vị trí này sẽ bị đui hoặc cháy. Do đó, thay vì dùng các vật liệu bằng kim loại để cố định cây lan, bạn có thể thay thế bằng dây nhựa hoặc các vật liệu lành tính khác. Trường hợp bắt buộc phải dùng, bạn chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Khi rễ đã phát triển và bám vào giá thể thì nên gỡ chúng ra để cây phát triển tốt.
Trồng gốc cây hoa lan hồ điệp quá sâu
Bạn cần biết rằng, bộ rễ và thân cây lan hồ điệp cần có sự thông thoáng. Tuy nhiên nhiều người lại mắc sai lầm khi chôn thân cây quá sâu trong giá thể. Điều này khiến cây gặp hạn chế khi quang hợp và không thể phát triển tối đa được. Chính vì khi trồng lan hồ điệp, bạn nên đặt gốc của chúng nổi trên bề mặt giá thể, không nên đặt gốc sâu trong chậu trồng cây.
Tưới lượng nước quá nhiều cho lan hồ điệp
Đây là sai lầm nhiều người mắc phải nhất trong cách chăm sóc q. Lỗi này rất phổ biến ở những người mới trồng lan. Họ cứ thấy chậu lan hồ điệp có vẻ khô là mang nước ra tưới. Thậm chí tưới cả lên lá cây. Đây một trong những nguyên nhân khiến cây lan hồ điệp bị chết vì thừa nước. Bạn cần biết rằng, lan hồ điệp cần độ ẩm cao từ 50-80% nhưng không cần nhiều nước. Do đó cần cung cấp lượng nước phù hợp cho cây.
Bón phân cho cây lan hồ điệp quá sớm và bón quá nhiều.
Việc bón phân cho cây lan hồ điệp quá sớm cũng là một trong những sai lầm rất phổ biến. Bạn nghĩ rằng bón phân cho chúng sớm để cây nhanh phát triển thì đó là một sai lầm rất lớn. Cây lan mới ghép, bộ rễ của chúng còn ngắn. Nếu bón phân sớm sẽ khiến cây bị sốc, ngộ độc phân mà chết. Ngoài ra, bón phân với liều lượng quá nhiều cũng khiến rễ cây bị đen và chết. Do đó, bạn cần lưu ý bón phân với liều lượng thấp hơn một chút so với khuyến cáo.
Thường xuyên xê dịch cây lan hồ điệp đến các vị trí khác nhau
Giò lan hồ điệp thích hợp để treo ở những nơi có không khí thoáng mát, ánh nắng vừa phải khoảng 70%. Nắng và gió nhiều có thể khiến cây lan bị khô héo và chết. Tuy nhiên cũng không nên di chuyển giò lan đến nhiều vị trí khác nhau. Bởi lẽ mỗi lần di chuyển đến vị trí mới, cây lan hồ điệp lại phải tập thích nghi với hướng gió và ánh sáng ở nơi đó. Vì thế sự phát triển của cây sẽ bị chậm lại. Để khắc phục điều này thì bạn nên cố gắng giữ giò lan ở vị trí ổn định.
Không tiệt trùng dụng cụ khi xử lý cây lan hồ điệp bị bệnh
Có thể nói đây là lỗi phổ biến nhất trong cách chăm sóc hoa lan hồ điệp. Xử lý cây lan hồ điệp bị thối, bệnh tưởng chừng rất dễ nhưng nếu không chú ý cẩn thận có thể làm lây bệnh cho những cây khỏe mạnh. Vì thế bạn cần tiệt trùng sạch sẽ tất cả các dụng cụ khi xử lý cây lan hồ điệp bị thối hoặc bị bệnh.
Không xử lý rễ cũ khi ghép lan
Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp chuẩn là cần cắt bỏ rễ cũ của cây khi ghép lan. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng rễ cũ cũng giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng và nước. Vì thế cứ để nguyên vậy mà không dám cắt đi, cứ để mớ rễ lòng thòng đó trồng vào trong chậu
Tuy nhiên rất nhiều sợi rễ đã bị khô héo và chúng không có tác dụng đối với sự phát triển của cây lan. Thậm chí nhiều rễ còn chứa mầm bệnh làm hại cho cây lan hồ điệp. Chính vì thế việc không xử lý bộ rễ cũ cẩn thận chính là sai lầm của nhiều người trồng lan.
Không xử lý phân chuồng khi bón cho cây lan hồ điệp
Phân chuồng rất tốt cho cây lan hồ điệp với điều kiện đã được ủ kỹ. Nếu không được ủ và xử lý kỹ thì loại phân này mang rất nhiều mầm bệnh có hại cho cây lan như trứng côn trùng, hạt cỏ….Ngoài ra, phân chuồng nếu không được ủ sẽ không có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây.
Phun thuốc, bón phân cho cây lan hồ điệp không đúng thời điểm
Trong cách chăm sóc hoa lan hồ điệp thì bón phân và xịt thuốc rất quan trọng. Tuy nhiên nếu bón phân, xịt thuốc không đúng thời điểm và không tưới lại nước vào sáng hôm sau sẽ khiến lá cây bị cháy. Từ vết cháy đó sẽ làm thối và chết cây. Vì thế bạn nên bón phân, xịt thuốc khi trời mát. Thời điểm lý tưởng nhất là lúc 17h.